Ngày càng có nhiều gia đình tại Việt Nam sử dụng máy lọc nước ion kiềm nhằm có được nguồn nước chuẩn y tế bảo vệ sức khỏe. Để không mắc bẫy bởi chiêu trò từ đơn vị bán hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần hiểu rõ về sản phẩm và tránh 6 sai lầm dưới đây.
1. Không tìm hiểu kỹ về điện cực bên trong máy
Điện cực được xem là “trái tim” của máy lọc nước ion kiềm. Vai trò của điện cực là phân tách phân tử nước thành các ion H+ và OH- sau đó tái cấu trúc lại để tạo thành nước ion axit và nước ion kiềm.
Điện cực chất lượng là loại được làm từ Titan phủ Platinum. Đây là vật liệu có khả năng chịu nhiệt và điện phân tốt, không bị ăn mòn trong môi trường axit mạnh hay kiềm cao. Titan và Platinum an toàn, không gây độc cho cơ thể. Hơn nữa, vì sự quý hiếm nên chi phí để tạo ra tấm điện cực Titan phủ Platinum rất cao.
Trên thị trường, không ít máy lọc nước ion kiềm có điện cực làm từ chất liệu rẻ hơn nhằm giảm chi phí. Điều đó làm cho chất lượng nước được tạo ra sẽ không thể tốt bằng điện cực phủ Platinum.
Kết cấu điện cực cũng là vấn đề cần tìm hiểu kỹ. 3 dạng điện cực chính trên thị trường hiện nay là: Nguyên khối, mắt lưới và dạng rãnh.
- Điện cực nguyên khối: Là loại phổ biến nhất, dễ chế tạo và sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Nhưng vì loại điện cực này có diện tích tiếp xúc lớn, cần phủ Platinum nhiều hơn nên chi phí cao hơn.
- Điện cực mắt lưới: Nhẹ và tốn ít vật liệu nên có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên loại điện cực này khá khó chế tạo, cần có công nghệ làm sạch đặc biệt để làm sạch những khoáng chất bám ở trong các mắt lưới.
- Điện cực dạng rãnh: Ít được sử dụng, có diện tích tiếp xúc lớn nên tốn nhiều vật liệu và chi phí.
2. Không tìm hiểu kỹ về công nghệ làm sạch điện cực bên trong máy
Sau một thời gian dài sử dụng, các khoáng chất có trong nước như Canxi, Kali, Natri, Magie… có thể bám lên các tấm điện cực tạo thành mảng bám. Lớp mảng bám này dày lên sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất điện phân, giảm chất lượng nước và tuổi thọ của điện cực.
Để tạo nước ion kiềm với chất lượng tốt, máy ion kiềm nên được trang bị những phương pháp vệ sinh phù hợp.
Hai phương pháp phổ biến nhất là vệ sinh thủ công và vệ sinh tự động.
- Vệ sinh điện cực thủ công: Thường được thực hiện 1 – 2 tuần/ lần. Phương pháp này sử dụng loại bột vệ sinh đặc biệt từ nhà sản xuất. Bột sẽ được pha với nước rồi được đưa vào bên trong máy, sục rửa để làm trôi các mảng bám khoáng chất trên bề mặt của điện cực. Hạn chế của phương pháp này là tốn thời gian thực hiện, tốn chi phí để mua dung dịch vệ sinh. Đôi khi người dùng cũng có thể quên mất phải vệ sinh máy.
- Vệ sinh điện cực tự động: Được thực hiện dựa trên cơ chế đảo chiều điện cực. Sau khi đã tạo ra được một lượng nước nhất định hay sau một khoảng thời gian quy định, các điện cực âm (-) và điện cực dương (+) sẽ tự động đảo chiều. Khi có dòng nước đi qua, khoáng chất bám ở trên bề mặt sẽ được rửa trôi đi. Phương pháp làm sạch điện cực tự động rất tiện lợi vì không cần ghi nhớ thời gian làm sạch và giúp tiết kiệm chi phí.
3. Không biết cách đánh giá chỉ số Hydro
Hydro phân tử (Hydrogen) là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây nên sự lão hóa và bệnh tật cho cơ thể.
Tuy nhiên, nồng độ Hydrogen cao chưa đủ để đánh giá chất lượng nước ion kiềm mà nước sau khi được tạo ra cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Có nồng độ Hydrogen cao nhưng mức độ pH của nước uống không được vượt quá 10.
- Nồng độ Hydro đo được sau 3 lần lấy nước liên tiếp ở cùng một mức kiềm phải luôn ổn định và không được chênh lệch quá 5%.
Ngoài ra, theo MHI (Viện Hydro phân tử) thì nồng độ Hydro hòa tan bão hòa tối đa trong nước là 1.600 ppb. Có một số đơn vị bán hàng đã sử dụng bút thử Hydro giá thành thấp hoặc tự ý điều chỉnh bút thử nhằm đo được nồng độ Hydro có giá trị cao.
Để đo được chính xác nồng độ Hydro hòa tan trong nước ion kiềm thì cần phải sử dụng máy đo chuyên dụng đắt tiền có giá lên tới hàng trăm nghìn USD. Việc đo đạc cũng được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp, được giám sát bởi các tổ chức cấp phép về thiết bị y tế tại Nhật Bản.
Do đó, người tiêu dùng nên cảnh giác trước những chiêu trò từ đơn vị bán hàng để tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.
4. Không kiểm tra chất lượng nước sau lọc
Sau khi lắp đặt máy lọc nước ion kiềm, khách hàng cần yêu cầu người bán kiểm tra lại độ pH của các loại nước được máy tạo ra. Đồng thời yêu cầu kiểm tra lại chỉ số Hydro có trong nước bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu các chỉ số này giống với chỉ số đã được công bố bởi nhà sản xuất thì chứng tỏ máy đang hoạt động tốt.
Khách hàng cũng nên kiểm tra pH và nồng độ Hydrogen hoà tan trong nước định kỳ 6 tháng một lần để chắc chắn rằng chất lượng nước vẫn đạt chuẩn, máy vẫn đang hoạt động ổn định.
Nếu các chỉ số trên không đạt, cần tìm hiểu nguyên nhân (do lõi lọc, điện cực hay do thay đổi nguồn nước đầu vào…) và có biện pháp khắc phục để đảm bảo máy có thể tạo được nước đầu ra với chất lượng tốt nhất.
5. Không quan tâm đến chế độ bảo hành
Chế độ bảo hành cũng là yếu tố cần được xem trọng khi mua máy lọc nước ion kiềm, bên cạnh các yếu tố khác như giá bán, thương hiệu…
Máy lọc nước ion kiềm được sản xuất chủ yếu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và có giá thành khá đắt đỏ. Trong thời hạn bảo hành nếu máy gặp trục trặc người dùng có thể liên hệ đến nhà phân phối tại Việt Nam để được giải quyết nhanh chóng. Nếu sử dụng những sản phẩm không có bảo hành, người dùng phải tốn thêm chi phí để sửa chữa máy. Thậm chí phải gửi máy ra nước ngoài để tìm phụ kiện tương thích.
Nên ưu tiên những sản phẩm có thời gian bảo hành dài để yên tâm hơn khi sử dụng.
6. Mua máy “xách tay”, máy cũ không rõ chất lượng
Bên cạnh những sản phẩm chính hãng, trên thị trường xuất hiện nhiều máy lọc nước ion kiềm giá rẻ, được gắn mác hàng nội địa, xách tay, hàng đã qua sử dụng. Do những sản phẩm này không được kiểm chứng về chất lượng nên có thể khiến người tiêu dùng gặp phải những rủi ro như:
- Mua phải máy lọc nước ion kiềm giá rẻ, hàng giả, kém chất lượng bị thay thế linh kiện vì không có giấy tờ kiểm chứng.
- Không được hưởng chế độ bảo hành, ảnh hưởng đến quyền lợi. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ không được hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi hay không được nhắc nhở thay lõi định kỳ.
- Máy không có khả năng tạo ra nguồn nước sạch, đạt chuẩn chất lượng. Máy lọc nước xách tay được thiết kế để phù hợp với điều kiện nguồn nước ở Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi mà nước máy có thể uống được tại vòi. Với nguồn nước chưa được xử lý tốt như ở Việt Nam, sử dụng các thiết bị này có khả năng cao sẽ không tạo được nước sách, đạt chuẩn. Nghiêm trọng hơn có thể khiến cho máy nhanh bị hư hỏng.
Trên đây chính là những sai lầm mà người dùng thường mắc phải khi chọn mua máy lọc nước ion kiềm. Thông qua bài viết, mong rằng đã giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích để từ đó có thể chọn mua cho mình sản phẩm tốt nhất.
Trước thực trạng thiếu nước sạch tăng cao, máy lọc nước ion kiềm được sử dụng ngày càng nhiều nhờ khả năng tạo nguồn nước đủ tiêu chuẩn và tốt cho sức khỏe để sử dụng hàng ngày. Fuji SMART là một trong những thương hiệu máy lọc nước ion kiềm được người Việt tin dùng.
Thương hiệu này thuộc sở hữu của Fuji Medical – Tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị y tế Nhật Bản với gần 70 năm kinh nghiệm. Các dòng máy lọc nước ion kiềm Fuji SMART sở hữu những ưu điểm nổi bật như: Được trang bị các tấm điện cực SMART 4.0 hiệu suất cao, được vận hành bởi công nghệ SMART thông minh, tạo nước ion kiềm có chứa nồng độ Hydrogen cao tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe…
Fuji Việt Nam là đại diện chính thức của Fuji Medical, chịu trách nhiệm phân phối và bảo hành thương hiệu Fuji SMART tại thị trường nước ta. Fuji Việt Nam hiện có 38 nhà phân phối trên khắp cả nước. Để mua đúng máy lọc nước Fuji SMART chính hãng, chất lượng với đầy đủ chế độ bảo hành, bảo dưỡng bạn nên đến mua hàng tại những nhà phân phối này.
tags: máy lọc nước điện giải, máy lọc nước ion kiềm, máy lọc nước điện giải như thế nào, máy ion kiền